Tin tức - Blog

QUY TRÌNH PHỦ NANO PHỤC HỒI ĐÈN PHA BỊ XƯỚC, Ố VÀNG

QUY TRÌNH PHỦ NANO PHỤC HỒI ĐÈN PHA BỊ XƯỚC, Ố VÀNG

24/04/2019

 

QUY TRÌNH PHỦ NANO PHỤC HỒI ĐÈN PHA BỊ XƯỚC, Ố VÀNG

Xin chào các bạn!

Với những ai đang làm trong nghành dịch vụ chăm sóc xe nói chung, hay các bạn là những người sở hữu xe ô tô, là khách hàng của các dịch vụ chăm sóc xe đều biết rằng, đối với xe chúng ta đi hằng ngày, sử dụng hằng ngày sẽ có những hao mòn, thời gian dài sẽ làm giảm độ mới và các chi tiết trên xe bị mờ, xước...

Bộ đèn pha ô tô của các bạn sau một thời gian dài có thể bị ố vàng, xước, mờ, làm giảm khả năng chiếu sáng từ đó giảm tầm nhìn của bạn trong đêm. và còn làm giảm độ thẩm mỹ của xe. Chẳng ai muốn xe của mình có cặp đèn pha vàng nhòe cả đâu.

Để xử lý, phục hồi cho đèn bị ố vàng hay bị mờ như vậy, ColopMart khuyên bạn nên tham khảo bộ vali phủ Nano phục hồi đèn pha. Giải pháp tuyệt vời hoàn hảo cho vấn đề trên.
Nhiều khách hàng đã đặt mua bộ vali phủ nano này của Cọ lốp nhưng lại chưa biết cách làm ra sao hoặc bạn nào có rồi mà còn băn khoăn quá trình thực hiện có thể tham khảo quy trình sau của Cọ Lốp nha. 

Chúng ta bắt đầu nào!

Bước 1:

Rửa sạch đèn pha với xà bông chuyên dụng hoặc kẹt lắm thì với xà bông gội đầu nhé. Chú ý rửa sạch các khe kẽ xung quanh đèn để tránh chất bẩn vây vào trong quá trình xử lý. 
Bước 2:

Dán băng keo giấy xung quanh đèn như hình để tránh giấy nhám khi xử lý đèn pha phạm vào làm xước sơn khu vực xung quanh đèn dán băng keo giấy trước khi đánh bóng đèn pha ô tô 
Bước 3: 

Sử dụng giấy nhám có độ nhám từ thô đến mịn . Cần phải hỏi ý kiến nhóm trưởng đánh giá đèn để chọn loại  nhám cho phù hợp. Nên bắt đầu từ loại 1000 thấm ướt vào xô xà bông và đánh nhẹ nhàng theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc toàn bộ mặt đèn.

 Lưu ý:

+ Đánh bóng đèn pha đều khắp mặt không được ép tỳ vào các khu vực bị trầy xước tạo thành vết lõm sẽ gây hiện tượng tán xạ ánh sáng, mà phải xả đều bề mặt xuống hết.

+ Trong quá trình xả nhám phải xả nước lạnh liên tục để cuốn trôi các mạt nhựa sinh ra trong quá trình xả nhám .

+ Sau khi hoàn tất thì kiểm tra lại bề mặt đèn đã được mài đồng nhất hay chưa, có vị trí nào dày hơn không?

Bước 4:

Sau đó tiếp tục với giấy nhám 1500 và 2000 tương tự như trên (giấy nhám số càng lớn thì hạt càng mịn), mục tiêu là làm mịn bề mặt. Lau khô và sạch đèn pha sau khi đã xử lý xong và dùng máy sấy sấy khô đi.  Không để lại độ ẩm trên bề mặt.

Chú ý:

 Mỗi loại giấy nhám mài khoảng 5 phút.

Bước 5:

Tiến hành đổ dung dịch Mở bình chất phục hồi rót vào cốc từ 80 đến 100 ml vào cốc làm nóng và bắt đầu xịt phủ. Cắm điện bắt đầu đun, khoảng 6 phút thì sẽ có hơi bốc lên. Có thể dùng 1 tờ giấy để phía trên ống dẫn hơi để kiểm tra có hơi lên chưa. Nếu như có thì có thể bắt đầu phun.

Mang khẩu trang và bắt đầu phun. Phun tuần tự bề mặt đèn. Chú ý miệng ống luôn hướng lên trên để tránh nước rơi xuống bề mặt đèn.

Quá trình phun cả 2 đèn nên được khống chế trong vòng 2-3 phút, bề mặt đèn phải đồng nhất về độ dày. Không phun nhiều lần, nếu quá dày sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và thời gian khô.

Quá trình xịt dung dịch Nano phải làm đều tay để dung dịch phủ đều và mịn lên bề mặt đèn pha.Đánh đều tay toàn bộ bề mặt đèn, hết lớp này đến lớp khác đến khi bạn không nhìn thấy các vết xước do giấy nhám gây ra nữa là OK.

Sau khi phun 10 phút là khô, không còn dính bụi, nhưng cũng không thể cạo thửcần phải để tự nhiên thêm vài tiếng để chất phủ cứng thêm.

Thời gian mài và phun tốt nhất nên chọn trước buổi trưa, bởi vì có thời gian vài giờ để đèn khô. Nếu làm vào buổi chiều hoặc tối thì hiệu quả sẽ thấp hơn do chênh lệch nhiệt độ.

Lưu ý: Không để Chất phục hồi bắn vào mắt. Chất phục hồi còn lại sau khi sử dụng có thể dùng phễu rót trở lại lọ chứa để sử dụng cho lần tiếp theo.

  1. Khi phun hơi nếu thấy một số nơi không thay đổi thì chủ yếu là do mài chưa đồng nhất, vùng đục chưa được mài đủ sâu. Bạn có thể lựa chọn mài lại khu vực đó. Nếu bị quá nhiều thì nên mài lại toàn bộ và phun lại.
  2. Nên thực hiện ở nơi thoáng khí.
  3. Giữ sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng để đảm bảo hiệu quả cho các lần sử dụng tiếp theo.

 

Vậy là quy trình toàn bộ thao tác xử lý đèn pha ố vàng đã kết thúc.
Nếu thấy bài viết này bổ ích  hoặc có thêm góp ý nào hãy cho Colop biết tại mục bình luận dưới đây nhé.

(lưu ý: quy trình này là kinh nghiệm Cọ Lốp đúc kết được, không copy dưới mọi hình thức)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Viết bình luận :

0988.428.107